: Khảo sát tình hình điều trị suy thận mạn bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc tại Khoa Thận tiết niệu-Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2007-2009

  • Trần Nhân Thắng
  • Nguyễn Tiến Phương

Tóm tắt

Suy thận mạn (STM) là hội chứng thận mất dần chức năng theo thời gian. kèm theo đó là các biến loạn về chức năng và chuyển hóa. Tại Việt Nam, thẩm phân phúc mạc (TPPM) đã được áp dụng từ năm 1970 để điều trị và hiện nay đang trở thành phương pháp điều trị thường qui cho STM. Tác giả đánh giá tình hình điều trị STM bằng phương pháp TPPM tại khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Bạch Mai về sự thay đổi số lượng bệnh nhân theo thời gian, các nguyên nhân gây suy thận, mức độ suy thận, tỷ lệ biến chứng và tử vong của phương pháp này.

           Phương pháp nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân STM được chỉ định TPPM không mắc các bệnh sau: Tăng huyết áp không kiểm soát được, đang trong quá trình mang thai, bệnh tim nặng, ung thư, bất sản tuỷ, rối loạn tạo máu. Nghiên cứu thuần tập hồi cứu hoàn toàn trên bệnh nhân thông qua hồ sơ bệnh án trong thời gian từ 01/01/2007 đến 31/12/2009. Nghiên cứu về sự thay đổi số lượng bệnh nhân STM điều trị bằng TPPM, nguyên nhân gây suy thận, tỷ lệ biến chứng trong TPPM, về nguyên nhân gây tử vong và phân tích ảnh hưởng bởi nồng độ Hb đến tỷ lệ tử vong.

Kết quả: Số lượng bệnh nhân suy thận mạn được chỉ định TPPM liên tục tăng: 86 bệnh nhân (năm 2007), 157 bệnh nhân (năm 2008) và 199 bệnh nhân (năm 2009). Bệnh nhân có tuổi trung bình 47,3 ± 14,6, cân nặng trung bình 55,9 ± 5,3 kg và tỷ lệ nam/nữ là 102/119. 70,14% bệnh nhân TPPM bị suy thận ở giai đoạn IV và nguyên nhân gây suy thận chủ yếu là do viêm cầu thận mạn (75,1%).   Có 116 trường hợp bệnh nhân phải nhập viện do biến chứng và biến chứng cao nhất là viêm phúc mạc (50%). Số bệnh nhân tử vong là 40, các nguyên nhân gây tử vong chính là tim mạch (25%), suy dinh dưỡng (20%) và đột quỵ (17,5%). Nồng độ hemoglobin ban đầu thấp làm tăng nguy cơ tử vong.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-12-30
Chuyên mục
BÀI BÁO