Biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới

  • Nguyễn Đình Tấn

Tóm tắt

Cơ cấu xã hội, biến đổi cơ cấu xã hội là những chủ đề lớn, nhạy cảm và mang tính "cốt lõi", "căn cốt" của xã hội học nói riêng, của các khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Nghiên cứu cơ cấu xã hội, biến đổi cơ cấu xã hội để hiểu được những đặc trưng, đặc tính của xã hội, để đánh giá được trình độ phát triển của xã hội, để chỉ ra được sự cân bằng hay những nghiêng lệch trong xã hội. Đó cũng là “chìa khoá” để hiểu được biến đổi xã hội, từ đó cho phép Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội đưa ra được những dự báo xã hội; trên cơ sở đó có những cơ sở khoa học cần thiết để đề ra các chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng năng động, tích cực, tiến bộ, đồng thời hoá giải những xu hướng thoái bộ, bất ổn hoặc nguy cơ đổ vỡ xã hội.

Trên cơ sở phân tích lý luận và khái quát hoá thực tiễn biến đổi cơ cấu xã hội nước ta thời kỳ đổi mới, tác giả bài viết nêu ra một số nét biến đổi chính trong các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản ở nước ta hiện nay với hy vọng cung cấp một nguồn tham khảo bổ ích cho việc tái cấu trúc lại cơ cấu xã hội theo hướng phù hợp với xu hướng hội nhập, đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội đất nước trong thời gian tới.

 

Tác giả

Nguyễn Đình Tấn
G
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-07-07
Chuyên mục
Các bài chính