Mối quan hệ giữa vốn văn hóa và vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi ở Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI (tiếp theo kỳ trước và hết)

  • Trần Thị An

Tóm tắt

Trong đời sống xã hội Việt Nam khoảng 10 năm gần đây, trên các phương tiện truyền thông nổi lên một số vấn đề nhức nhối như “xuống cấp về đạo đức”, “băng hoại nhân cách”, “tha hóa lối sống”… Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do sự biến đổi văn hóa theo chiều hướng tiêu cực. Các nghiên cứu về văn hóa, xã hội trong hai thập niên qua gần như thống nhất với đánh giá rằng, sự biến đổi văn hóa là căn nguyên gây nên bất ổn xã hội, dựng nên các rào cản cho phát triển. Tuy nhiên, nói “xuống cấp” là so với mốc nào, trong bối cảnh chuyển đổi nào thì chưa có một câu trả lời sáng rõ. Bên cạnh đó, sự tác động của văn hóa tới xã hội được nói đến như một mặc định, nhưng trên thực tế, sự tác động này hoạt động theo cơ chế nào vẫn chưa được lý giải thấu đáo. Để góp phần cắt nghĩa những vấn đề này, bài viết đặt vấn đề tìm hiểu văn hóa với tư cách là một loại vốn trong xã hội chuyển đổi, từ góc độ tác động giữa vốn văn hóa và vốn xã hội nhằm hướng tới việc tìm hiểu căn nguyên và giải pháp.

Tác giả

Trần Thị An
PGS.TS.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-07-06
Chuyên mục
Các bài chính