Chuyển biến tư tưởng về giáo dục của Nho sĩ Duy Tân Việt Nam đầu thế kỷ XX

  • Trần Thị Hạnh

Tóm tắt

Tư tưởng duy tân về giáo dục của nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX có những chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều phương diện, từ đổi mới vai trò, vị trí đến đối mới về mục đích, mô hình, phương thức giáo dục và nội dung giáo dục. Họ muốn coi duy tân giáo dục là khâu trọng yếu, đột phá trong công cuộc duy tân xã hội Việt Nam, trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc; hơn nữa họ muốn thông qua giáo dục xây dựng một nền văn hóa Việt Nam mới. Qua đó cho thấy, trong thời kỳ đất nước bị xâm lược cũng như khi độc lập, giáo dục vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giáo dục phải luôn được ưu tiên phát triển ngày một vững mạnh, khoa học và hiện đại.

Tác giả

Trần Thị Hạnh
T
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-07-10
Chuyên mục
Các bài chính