ASEAN 40 năm: những tình huống phát triển mới của khu vực và triển vọng cho Việt Nam

  • Trần Đình Thiên

Tóm tắt

Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, “Phục hưng” là khái niệm mới diễn đạt trạng thái phát triển của Đông Á, một khu vực mà ASEAN đang đóng vai trò là trục liên kết. Khi gắn các quá trình đang diễn ra ở Đông Á với một khái niệm rất lớn của lịch sử nhân loại - thời đại Phục hưng - các tác giả của công trình nghiên cứu mà Ngân hàng thế giới mới xuất bản thực sự đã dành sự đánh giá rất cao triển vọng và khả năng đóng góp của Đông Á vào tương lai của thế giới. Từ góc nhìn ASEAN, sự đánh giá cao đó buộc chúng ta phải tự đặt ra câu hỏi: Khái niệm Phục hưng, với tất cả tầm vóc lịch sử to lớn của nó, gắn với ASEAN như thế nào, đúng với ASEAN thế nào khi tổ chức liên kết này tròn tuổi 40?

Đối với Việt Nam, một thành viên 10 năm tuổi của ASEAN, với tất cả những cơ hội mới, được coi là rất lớn đang mở ra, sự đánh giá đó có ý nghĩa gì?

Một khi hoàn cảnh phát triển - ở tất cả các cấp độ: toàn cầu, châu Á, Đông Á và trong chính khu vực ASEAN - đã, đang và chắc sẽ còn đổi thay mạnh mẽ, việc đặt ra những câu hỏi như vậy là cần thiết. Mục tiêu là để tìm cách tiếp cận mới và các giải pháp phát triển mới phù hợp cho cả ASEAN lẫn cho Việt Nam, với tư cách là một thành viên ngày càng quan trọng của ASEAN.

Bài viết này chỉ nhằm góp một phần nhỏ vào việc trả lời những câu hỏi đó. Khuôn khổ bài viết chỉ giới hạn trong phạm vi các vấn đề của khu vực Đông Á và ASEAN, kể cả các vấn đề thuộc về bối cảnh chung.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2008-11-03
Chuyên mục
Các bài chính