THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI CÁC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TIÊU DÙNG THEO MẪU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT NHẬT BẢN

  • Vũ Thị Hương
  • Đỗ Thị Diện

Tóm tắt

Hợp đồng tiêu dùng theo mẫu đang được sử dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Các điều khoản trong hợp đồng tiêu dùng theo mẫu thường do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng nên nhiều trường hợp không bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng kéo theo những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tiêu dùng theo mẫu. Hầu hết trong các hợp đồng tiêu dùng theo mẫu đều có quy định về điều khoản giải quyết các tranh chấp phát sinh từ loại hợp đồng này. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi tranh chấp phát sinh người tiêu dùng không muốn giải quyết tranh chấp theo điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng mà lại chọn cơ quan khác để khởi kiện. Đặc biệt, đối với những hợp đồng tiêu dùng theo mẫu có yếu tố nước ngoài thì vấn đề này càng phức tạp. Do đó, trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tiêu dùng theo mẫu trong tương quan so sánh với pháp luật Nhật Bản từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề nêu trên.

Tác giả

Vũ Thị Hương
ThS., Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Đỗ Thị Diện
ThS., Giảng viện Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật, Đại học Huế
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-11-28