ăn cước lịch sử của Thánh Mẫu: Phát hiện và luận giải đạo sắc phong cổ nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh công chúa hiện còn nguyên tại Phủ Giầy ở Nam Định (Tiếp theo).

  • Chu Xuân Giao

Tóm tắt

Qua khảo chứng các nguồn tư liệu, người viết bài này lần đầu tiên đưa ra khẳng định là: chúng ta đang thực sự còn lưu giữ được một đạo sắc phong nguyên vật trân quý mang niên đại Chính Hòa 4 (tức năm 1683) cho Liễu Hạnh công chúa. Đây có thể xem như là một phát hiện quan trọng trong lịch sử nghiên cứu về hệ thần Liễu Hạnh. Trên phương diện thời điểm lịch sử, khẳng định ở đây không chỉ có ý nghĩa từ bỏ niên đại Vĩnh Khánh 2 (1730) đã được một số nghiên cứu đi trước chỉ ra một cách giả tưởng, đồng thời, còn là tiền đề hướng đến việc khảo chứng kỹ lưỡng về đạo sắc sớm nhất (nhưng không còn nguyên vật, chỉ còn bản sao) mang niên đại Dương Hòa 8 (1642). Từ đây, chúng ta đã có được một căn cước lịch sử chắc chắn, là năm 1683, để có thể bắt đầu hệ thống hóa khối lượng tư liệu đồ sộ tích lũy trong mấy thế kỷ qua dưới nhiều mã văn tự khác nhau. Bằng việc hệ thống hóa với một đầu mối lịch sử chắc chắn như vậy, chúng ta sẽ thoát ra khỏi tình trạng hỗn loạn và chìm đắm tưởng không có được đường ra do sức hút mê hoặc của mảng tư liệu truyền thuyết (thần tích) ở cả dạng đã thành văn hay còn đang tiếp tục phát triển không ngừng nghỉ qua kênh truyền khẩu, và qua mạng thông tin đa ngữ toàn cầu hiện nay. Một khi đã xác lập được căn cước lịch sử cho toàn dòng chảy, chúng ta hoàn toàn có thể tự do tự tại luận giải về bất cứ vấn đề gì trong đề tài hệ thần Liễu Hạnh dưới góc nhìn văn hóa sử (nhân loại học lịch sử/historical anthropology).
ABSTRACT
THE HISTORICAL IDENTITY OF  MOTHER GODDESS: DISCOVERING AND INTERPRETING THE OLDEST ROYAL DECREE FOR PRINCESS LIỄU HẠNH THAT DATES BACK TO 1683 PRESERVED IN THE PHỦ GIẦY TEMPLE IN NAM ĐỊNH
Through inspection and comparison of sources, the writer of this paper confirms for the first time that: we have actually preserved a valuable royal decree for Princess Liễu Hạnh that dates back to the era of Chính Hòa 4 (1683). This can be considered as an important finding in the history of study of the pantheistic system of Liễu Hạnh. From the perspective of historical moment, this confirmation not only eliminates the era of Vĩnh Khánh 2 (1730), which has been indicated fictitiously by some previous studies, but also serves as the foundation for a careful research on the earliest royal decree (the original no longer available, there is  only a copy) that dates back to the era  Dương Hòa 8 (1642). From here, we have obtained a definite historical identity that it is the year 1683. Based on this date, we are able to systematize massive amounts of documents accumulated over the past several centuries under various script codes. By systematization with such a solid historical clue, we will get out of inescapable chaos and confusions due to the charm of the legendary literature (mythological tales) in the written form or via non-stop oral transmission as well as the global multilingual network. Once we have established the historical identity of the whole process, we can freely interpret any problem in the topic: the pantheistic system of Liễu Hạnh from the perspective of historical culture (historical anthropology).
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-10-25
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ