Bộ ba bất khả thi và một số phương pháp đo lường

  • Đinh Thị Thu Hồng

Tóm tắt

Bộ ba bất khả thi là một trong những lý thuyết rất quan trọng của tài chính quốc tế, được phát triển dựa trên những ý tưởng của Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập niên 1960. Cho tới những năm 1980, khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở. Những nghiên cứu lý thuyết này cho thấy hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái và mức độ kiểm soát vốn. Chẳng hạn, một quốc gia nếu cho phép dòng vốn chuyển dịch tự do và giữ tỷ giá cố định, thì các nhà quản lý không thể theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập. Từ những phát hiện trên, Krugman (1979) và Frankel (1999) đã mở rộng mô hình Mundell-Fleming thành "mô hình bất khả thi". Frankel cho rằng một quốc gia phải từ bỏ một trong 3 mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá, và hội nhập tài chính.    

Tác giả

Đinh Thị Thu Hồng
THS
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-11-18
Chuyên mục
Nghiên cứu và trao đổi