Nghiên cứu tính sinh miễn dịch trên lợn của kháng nguyên PCV2-ORF2 tái tổ hợp bằng hệ thống biểu hiện Baculovirus

  • Đặng Vũ Hoàng
  • Trần Thị Thanh Hà
  • Nguyễn Thị Huyền
  • Đặng Thị Kiều Anh
  • Lý Đức Việt
  • Nguyễn Thúy Duyên
  • Nguyễn Thế Vinh
  • Hoàng Việt Hưng
  • Takehiro Kokuho

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành đánh giá tính sinh miễn dịch của kháng nguyên tái tổ hợp ORF2 của PCV2 và đánh giá khả năng bảo hộ chống lại vi rút PCV2 trên lợn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở liều 106 và 107 pfu/ml, sau 42 ngày tiêm kháng nguyên ORF2 tái tổ hợp, hiệu giá kháng thể kháng vi rút PCV2 trong huyết thanh lợn tăng mạnh so với nhóm đối chứng (p<0,05 đốivới liều 106 và p<0,01 đối với liều 107 pfu/ml). Ngoài ra, ở liều 107 pfu/ml, kháng thể đặc hiệu kháng PCV2 bắt đầu xuất hiện từ ngày 21 (p<0,05) và đạt đỉnh ở ngày thứ 42 (p<0,01) khi so với nhóm đối chứng tiêm PBS. Kết quả này cho thấy kháng nguyên ORF2 tái tổ hợp có tính sinh miễn dịch cao.Nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của kháng thể kháng vi rút PCV2, chúng tôi tiến hành công cường độc lợn thí nghiệm ở 42 ngày sau khi tiêm và hàm lượng ARN của PCV2 được đánh giá bằng phản ứng RT-PCR bán định lượng (Semi-quantitative RT-PCR) sau 2 tuần công cường độc. Kết quả thí nghiệm cho thấy, hàm lượng ARN của PCV2 giảm mạnh cả ở hạch lympho và trong máu ở nhóm lợn tiêm kháng nguyên ORF2 khi so sánh với nhóm lợn đối chứng (p< 0,05). Từ các kết quả thu được, chúng tôi có thể kết luận, kháng nguyên ORF2 tái tổ hợp có tính sinh miễn dịch cao và là ứng viên tiềm năng để sản xuất vacxin tái tổ hợp phòng bệnh cho lợn có liên quan đến vi rút PCV2 ở Việt Nam.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-12-31
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học