GIẢI MÃ CỘI NGUỒN BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT QUA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

  • NGUYỄN VĂN HÙNG

Tóm tắt

Tín ngưỡng thờ Mẫu là hình thức tín ngưỡng dân gian khá tiêu biểu, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, một hiện tượng văn hóa tín ngưỡng tâm linh độc đáo trong hệ thống tín ngưỡng dân gian đa thần của người Việt. Việc tôn thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần với những thuộc tính thiêng liêng như sinh sôi, bảo trợ, sáng tạo là một hiện tượng có từ lâu đời và khá phổ biến, tạo nên “nguyên lý Mẹ ăn sâu trong tâm trí và biểu hiện thành các chuẩn mực ứng xử” trong văn hóa Việt. Trong công trình Các nữ thần Việt Nam, hai tác giả Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc đã thống kê và giới thiệu sơ lược về huyền thoại và thần tích của hơn 75 nữ thần với 75 truyện kể về nữ thần.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-12-04
Chuyên mục
BÀI BÁO