CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT VIỆT NAM

  • NGUYỄN ĐỨC HÒA

Tóm tắt

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến vai trò của Mặt trận Dân tộc thống nhất trong việc đoàn kết, tập hợp các lực lượng yêu nước cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mặt trận đã trở thành một tổ chức để tập hợp các giai cấp và mọi tầng lớp trong xã hội, tạo nên lực lượng đông đảo và sức mạnh của quần chúng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam. 

Do tầm quan trọng của Mặt trận đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam, nên ngay khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất với tên gọi ban đầu là Hội Phản đế Đồng minh. Tùy theo từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và điều lệ của Mặt trận có những nét thay đổi về tên gọi và nội dung hoạt động như Mặt trận Dân chủ (1936), Mặt trận Nhân dân phản đế (1939), Mặt trận Việt Minh (1941), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960) và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ năm 1955 cho đến nay). Dù khác nhau về tên gọi, nhưng thực chất Mặt trận là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, tập hợp các giai cấp, tầng lớp, lực lượng yêu nước vì mục tiêu đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.


điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-07-27
Chuyên mục
BÀI BÁO