NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM QUA NGÔN NGỮ

  • LÝ TÙNG HIẾU
  • NGUYỄN VĂN HUỆ

Tóm tắt

     Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ các tộc người Việt Nam có những mục đích khác nhau, trong đó có mục đích tìm hiểu văn hóa trong ngôn ngữ. Đây là công việc thường xuyên của các nhà ngôn ngữ học, dân tộc học, Đông Phương học, Việt Nam học, nhân học, văn hóa học. Có thể phân chia lĩnh vực nghiên cứu văn hóa qua ngôn ngữ ở Việt Nam thành năm khuynh hướng: ngôn ngữ học tiếp xúc, dân tộc - ngôn ngữ học, nhân học ngôn ngữ, ngôn ngữ học văn hóa, ngôn ngữ học ứng dụng. Đó là những tiền đề cơ bản để hình thành các môn học hoặc ngành đào tạo, như ngôn ngữ học nhân học, nhân học ngôn ngữ, ngôn ngữ và văn hóa, văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ... trong các trường đại học khoa học xã hội và nhân văn hiện nay.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-03-22
Chuyên mục
BÀI BÁO