CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM ĐỐI VỚI GIÁM SINH QUỐC TỬ GIÁM TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

  • TRỊNH THỊ HÀ

Tóm tắt

     Bài viết đề cập đến một số chính sách đãi ngộ của nhà nước phong kiến Việt Nam đối với Giám sinh trường Quốc Tử Giám từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX với nhiều chế độ khác nhau: từ cấp lương hàng tháng (bằng tiền, gạo, dầu thắp), bổ dụng chức quan trong quá trình học tập; ban cấp bút giấy, sách học; miễn các loại thuế và lao dịch... Các triều đại quân chủ Việt Nam rất coi trọng và đề cao sự nghiệp giáo dục Nho học. Riêng đối với trường Quốc Tử Giám, các triều đại luôn dành sự quan tâm đặc biệt về mọi mặt. Chính vì thế trong suốt thời gian hoạt động, trường Quốc Tử Giám đã có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp một đội ngũ trí thức Nho học cho chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Các chế độ đãi ngộ đó đã có tác dụng tích cực trong việc cổ vũ, khích lệ các nho sĩ tiếp tục phấn đấu trong con đường khoa nghiệp của mình.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-03-14
Chuyên mục
BÀI BÁO