TIẾN TRÌNH THỐNG NHẤT HAI MIỀN NAM - BẮC TRÊN CÁC LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1975)

  • Trần Thị Nhung Nhung

Tóm tắt

Mặc dù cuộc kháng chiến chống Mỹ luôn được người Việt Nam nhắc đến là một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, nhưng khi viết về cuộc kháng chiến này, các sử gia Việt Nam lâu nay vẫn có xu hướng nghiêng về các hoạt động quân sự, mà chưa thật sự quan tâm đến tính toàn diện của cuộc chiến. Điều này khiến cho nhận thức của chúng ta về cuộc chiến nói riêng và công cuộc thống nhất đất nước nói chung chưa đầy đủ, cũng như không thấy hết tính sáng tạo độc đáo của Việt Nam trong cuộc kháng chiến này. Thực tế, bên cạnh hoạt động vũ trang, là mảng quan trọng nhất, cuộc kháng chiến còn bao hàm những hoạt động trên các lĩnh vực khác, như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này đã được thực hiện thông qua các tổ chức chính trị của cách mạng ở miền Nam, thông qua quá trình xây dựng “lực lượng chính trị” tại chỗ và quá trình điều động hàng vạn cán bộ có trình độ, được đào tạo từ miền Bắc vào miền Nam trong suốt cuộc kháng chiến. Chính việc tạo được “thế và lực” trên các lĩnh vực này ngay trong lòng miền Nam đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi, đồng thời tạo cơ sở quan trọng để hai miền nhanh chóng tiến tới thống nhất ngay sau cuộc chiến tranh. Đây có thể nói là một đặc điểm đáng lưu ý của tiến trình thống nhất đất nước của Việt Nam, nếu so sánh với những nước có hoàn cảnh tương tự như nước Đức hay Triều Tiên trong lịch sử thế giới hiện đại. Bài học từ thời kỳ lịch sử này vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-06-07
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC