HÌNH ẢNH NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG TRUYỆN NGẮN YÊU NƯỚC Ở ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1965-1975

  • Bùi Thanh Thảo Thanh Thảo

Tóm tắt

Truyện ngắn yêu nước ở đô thị miền Nam 1965-1975 là một bộ phận hợp thành dòng văn học yêu nước Việt Nam. Tồn tại trong hoàn cảnh đặc thù của miền Nam, bộ phận văn học này đã cố gắng vượt thoát khỏi sự kiểm duyệt chặt chẽ của chính quyền Sài Gòn để cất lên tiếng nói yêu nước, trong đó đặc biệt nổi bật hình ảnh người chiến sĩ. Ở đây có sự nối tiếp truyện ngắn đô thị 1954-1965, khi một số tác giả vẫn xây dựng hình ảnh người anh hùng lịch sử, mượn quá khứ để kín đáo thể hiện lòng yêu nước. Tuy nhiên, được sự hậu thuẫn của phong trào đấu tranh ở đô thị ngày càng mạnh mẽ và lực lượng cách mạng ngày một lớn mạnh, các tác giả đã mạnh dạn xây dựng hình ảnh người chiến sĩ đấu tranh chống Mỹ, đòi độc lập dân tộc. Đây là điểm sáng của mảng truyện ngắn này, đồng thời là sự tiếp nối mạch cảm hứng yêu nước, tiếp nối hình ảnh người chiến sĩ vệ quốc vốn rất quen thuộc trong văn học Việt Nam.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-06-07
Chuyên mục
VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC