CẢM HỨNG DẤN THÂN TRONG THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI CHỐNG MỸ

  • Nguyễn Bá Long Long

Tóm tắt

Thơ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ (gọi tắt “thơ trẻ thời chống Mỹ”) là hiện tượng nghệ thuật đỉnh cao, có giá trị về nhiều mặt. Trước hết, đây là dòng thơ thoát thai từ cảm hứng dấn thân của một thế hệ nhà thơ đã sống tận cùng với thời đại mình, dám xả thân cứu nước. Thơ trẻ thời chống Mỹ góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, thống nhất nước nhà; một dòng thơ thấm máu không ít tài năng nơi chiến trận (Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Vũ Đình Văn, Nguyễn Trọng Định, Ngô Kha, Trần Quang Long,…). Nghiên cứu thơ trẻ thời chống Mỹ sẽ khám phá cảm hứng dấn thân trong thơ họ; tìm thấy sự khác biệt giữa cảm hứng dấn thân trong thơ họ với cảm hứng dấn thân trong thơ chống Mỹ của thế hệ trước họ. Bởi đó là sáng tác của một thế hệ nhà thơ “có số phận đặc thù trong hoàn cảnh đặc thù… có lẽ là đặc thù duy nhất” (Bằng Việt, 2014, tr. 33).
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-06-07
Chuyên mục
VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC