CẢI LƯƠNG NAM BỘ: NHÌN TỪ CHỦ THỂ VĂN HÓA VÀ ĐẶC TÍNH BIỂU CẢM CỦA LOẠI HÌNH

  • Nguyễn Thị Trúc Bạch Trúc Bạch

Tóm tắt

Cải lương là loại hình kịch hát hình thành trên cơ sở cải cách sân khấu hát bội truyền thống, phát triển lối ca ra bộ và tiếp thu nền kịch nghệ phương Tây. Cải lương xuất hiện đầu tiên trên đất Nam Bộ và người Việt ở Nam Bộ là chủ thể văn hóa của quá trình sáng tạo, tiếp nhận sân khấu cải lương. Nội dung bài viếtnhìn nhận và phân tích cải lương Nam Bộ thông qua hai vấn đề nghiên cứu chính: 1/ Môi trường tự nhiên - xã  hội góp phần hình thành đặc trưng tính cách của chủ thể văn hóa - người Việt ở Nam Bộ, 2/ Đặc tính biểu cảm là một trongnhững đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của cải lương. Đây là đặc trưng có ý nghĩa tiên quyết đối với cải lương, loại hình được mệnh danh là: “nghệ thuật tình cảm”, “sân khấu trữ tình”. Trên sân khấu cải lương, tính biểu cảm được thể hiện ở các bình diện như: nội dung kịch bản; bài bản và làn điệu; diễn xuất.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-06-03
Chuyên mục
VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC