BỐN THẾ HỆ NHÂN HỌC NGHIÊN CỨU VỀ NÔNG DÂN MALAY(*)

  • Bùi Thế Cường - chuyển ngữ Thế Cường

Tóm tắt

Đã có một sự quan tâm liên tục của nhân học đối với nông dân Malay trong suốt 70năm qua, tạo ra khối tài liệu lý thuyết và thực nghiệm phong phú. Bài viết trình bàymột phả hệ học về sản xuất tri thức kéo dài suốt bốn thế hệ các nhà nhân học. Haithế hệ đầu chủ yếu là các nhà nhân học phương Tây – trước hết là Raymond Firth vàMichael Swift – làm việc trong thời cuối thuộc địa. Hai thế hệ sau là các nhà nhân họcbản địa, đối diện một cách có ý thức với di sản tri thức quá khứ đồng thời mở ranhững đường hướng nghiên cứu mới. Sử dụng các tài liệu nhân học chính về nôngdân Malay và phân tích sự định chế hóa ngành nhân học ở Malaysia, bài viết làm rõsự liên tục và đứt quãng giữa các thế hệ. Ghi nhận thực tế các học giả bản địa đãđược thừa hưởng di sản to lớn từ nhữngngười thầy phương Tây, bài viết cũng lậpluận rằng nổi lên một sự đột phá về chấttrong cuối thập niên 1970 và thập niên1980. Các nhà nhân học bản địa đãchuyển sang nghiên cứu hậu-nông dânvà mở ra những lĩnh vực nghiên cứu mớivới những chủ đề rộng hơn về biến đổinông nghiệp, tính hiện đại tư bản chủnghĩa, sự hình thành tư tưởng và nềnchính trị đương đại.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-06-02
Chuyên mục
KHOA HỌC XÃ HỘI THẾ GIỚI