SẮC THÁI BIỂU CẢM CỦA TỪ XƯNG HÔ TRONG CA DAO TRỮ TÌNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  • Trần Thị Ngọc Diễm Ngọc Diễm

Tóm tắt

Từ xưng hô là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào.Nghiên cứu đề tài “Sắc thái biểu cảm của cách sử dụng từ xưng hô trong ca dao trữtình Đồng bằng sông Cửu Long về tình yêu đôi lứa”, chúng tôi đã tiến hành thống kêcác mô hình xưng hô thường gặp (gồm 24 mô hình) trong quyển Ca dao trữ tình Đồngbằng sông Cửu Long (1999). Từ đó, chúng tôi phân loại và sắp xếp chúng thành hainhóm. Một là nhóm các mô hình xưng hô thể hiện nét tương đồng giữa ca dao Đồngbằng sông Cửu Long so với ca dao các vùng khác. Hai là nhóm các mô hình xưng hômang nét dị biệt của vùng đất này. Sau đó, chúng tôi tiến hành phân tích sắc thái biểucảm của chúng nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt trong cách xưng-gọi củangười Việt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long qua mảng ca dao về tình yêu đôi lứa.Điều này góp phần khẳng định lần nữa vị trí của từ xưng hô trong hệ thống từ vựngtiếng Việt: ngoài chức năng ngữ dụng, nó còn là một tín hiệu thẩm mỹ phản ánh mốiquan hệ thân-sơ giữa chủ thể và đối thể với những sắc thái biểu cảm nhất định. Vàtrong tình yêu, đặc biệt ở vùng Nam Bộ, nó có khả năng rút ngắn khoảng cách giữahai đối tượng từ lần đầu tiên ngỏ ý cho đến khi nên duyên chồng vợ.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-06-02
Chuyên mục
VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC