TRI THỨC BẢN ĐỊA: CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU

  • Ngô Ngô Thị Phương Lan

Tóm tắt

 

Bài viết hệ thống và phân tích các hướng tiếp cận khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và môi trường qua chủ đề tri thức bản địa. Dựa trên kết quả khảo sát về tri thức bản địa của các cư dân ở tỉnh Bình Phước, tác giả nhận diện những yếu tố tác động đến sự mai một của tri thức bản địa trong bối cảnh hiện nay, trên quan điểm để nghiên cứu tri thức bản địa không thể chỉ phân tích loại tri thức nào là ưu việt (bản địa hay tri thức khoa học) mà điều cần thiết là cần phải xem xét điều kiện tồn tại của các loại tri thức đó. Đây chính là yếu tố quyết định cho tính thích hợp hay không thích hợp của tri thức bản địa. Hay nói cách khác, tri thức bản địa không phải là một khối kiến thức bất biến mà luôn trải qua các quá trình biến đổi.

Tác giả

Ngô Ngô Thị Phương Lan
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-01-08
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC