NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI CHĂM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • Trần Trần Phương Nguyên

Tóm tắt

 

Bài viết đề cập đến giao tiếp trong phạm vi gia đình của người Chăm tại TPHCM trong bối cảnh cuộc sống đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự giao thoa tiếp xúc ngôn ngữ. Trạng thái song ngữ tiếng Việt-tiếng Chăm được coi là trạng thái chủ đạo, trong đó tiếng Chăm chiếm ưu thế trong đời sống cộng đồng của người Chăm. Bằng các số liệu khảo sát định lượng và định tính tại phường 17, quận Phú Nhuận, TPHCM trong năm 2012, bài viết giúp chúng ta nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến ngôn ngữ trong giao tiếp của người Chăm thông qua các tiêu chí: giới tính, tuổi tác, học vấn và nghề nghiệp.

Tác giả

Trần Trần Phương Nguyên
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-01-08
Chuyên mục
VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC