HOẠT ĐỘNG “THƯƠNG HỒ” CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ

  • Ngô Ngô Văn Lệ

Tóm tắt

 

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất vừa có nét chung của văn hóa Việt Nam, lại có nét riêng của một vùng văn hóa - "văn minh miệt vườn", "văn minh sông nước", khác biệt trong so sánh với các vùng văn hóa khác. Tuy nhiên, có một lĩnh vực hoạt động kinh tế vừa thể hiện sự sáng tạo của cư dân, vừa góp phần làm nên nét văn hóa riêng của vùng do nhiều lý do khác nhau lại chưa được nghiên cứu nhiều. Đó là hoạt động "thương hồ" - nghề buôn bán trên sông nước. Hoạt động thương hồ vốn chỉ xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long, đã góp phần phát triển cho vùng đất này không chỉ thuần túy ở khía cạnh giao lưu kinh tế (thương mại), mà còn trong giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng cư dân trong vùng và xa hơn nữa với các tộc người bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trên cơ sở những tư liệu có được qua các đợt khảo sát thực địa, bài viết trình bày về hoạt động "thương hồ" của người Việt ở Nam Bộ - một cộng đồng di động - dưới khía cạnh văn hóa.

 

Tác giả

Ngô Ngô Văn Lệ
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-01-08
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC