SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA TRONG PHÊ BÌNH VĂN HỌC MIỀN NAM THỜI KỲ 1954-1975

  • Thái Thái Thị Hoài An

Tóm tắt

 

Hiện tượng F. Kafka được du nhập trước hết ở các đô thị miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Thông qua các lý thuyết phê bình văn học ở thời kỳ này, các nhà nghiên cứu-phê bình ở miền Nam đã khám phá những bí ẩn trong tác phẩm của nhà văn. Với phê bình phân tâm học, những phạm trù cơ bản như vô thức - dự phóng trong sáng tác và mặc cảm tuổi ấu thơ được khai thác như những yếu tố tạo nghĩa. Với thuyết hiện sinh, những phạm trù cơ bản như hư vô, lo âu, cô đơn, phi lý được khám phá để thấu hiểu thân phận của con người trong xã hội hiện đại. Bên cạnh đó, phê bình tôn giáo giúp các nhà nghiên cứu phát hiện tư tưởng siêu hình qua những biểu tượng có ý nghĩa tôn giáo trong tác phẩm. Có thể nói việc vận dụng các học thuyết trên đã đem sáng tác của F. Kafka đến gần với công chúng hơn.

 

Tác giả

Thái Thái Thị Hoài An
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-01-05
Chuyên mục
VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC