CHẾ ĐỘ NÔ LỆ VÀ SỰ CHIA RẼ XÃ HỘI MỸ TRƯỚC CUỘC NỘI CHIẾN NAM-BẮC (1861-1865)

  • Nguyễn Ngọc Dung

Tóm tắt

 

Chế độ nô lệ là một trong những nội dung quan trọng của lịch sử Mỹ, được hình thành do nhu cầu xây dựng và khai thác các xứ thuộc địa Bắc Mỹ của thực dân Anh.

Xuất hiện từ đầu thế kỷ XVII, chế độ nô lệ Mỹ có nguồn gốc từ chế độ "ở đợ hợp đồng" của những người dân châu Âu nghèo khổ di cư đến Bắc Mỹ; sau đó, chế độ nô lệ ở đây phát triển nhờ mạng lưới buôn bán nô lệ da đen từ châu Phi đến các xứ thuộc địa.

Khoảng giữa thế kỷ XVII, các xứ thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ bắt đầu hợp pháp hóa chế độ nô lệ, từ đó hình thành chế độ nô lệ sắc tộc. Nô lệ da đen chính thức trở thành tài sản và hàng hóa để sở hữu và buôn bán; địa vị của họ chẳng khác gì địa vị của nô lệ cổ đại.

Sau cuộc cách mạng Mỹ, chế độ nô lệ bước đầu bị bãi bỏ ở nhiều bang. Nền kinh tế công thương ở các bang miền Bắc phát triển, trong khi ở các bang miền Nam, kinh tế lại thiên về nông nghiệp đồn điền. Từ cuối thế kỷ XVIII, sự phát triển của đồn điền trồng bông ở miền Nam đã phục hồi chế độ nô lệ ở đây.

Sự khác biệt lập trường về chế độ nô lệ đã chia rẽ xã hội Mỹ thành hai khuynh hướng chính: khuynh hướng bài nô và khuynh hướng ủng hộ chế độ nô lệ. Sự tồn tại của chế độ nô lệ trở thành vấn đề chính trị giữa tầng lớp công thương đầu sỏ miền Bắc với tầng lớp đại điền chủ giàu có miền Nam; là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc nội chiến Nam-Bắc (1861-1865).

Tác giả

Nguyễn Ngọc Dung
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-12-29
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC