PHONG TRÀO XÃ HỘI Ở NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU

  • Mai Thị Mỹ Vị

Tóm tắt

“Phong trào xã hội” đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, khi xã hội có sự chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của làn sóng Âu hóa và tư tưởng cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc. Từ đó đến nay các phong trào xã hội đã trở thành một phần quan trọng trong lịch sử cũng như đời sống xã hội hiện tại. Tuy nhiên, cho đến nay các công trình nghiên cứu của khoa học xã hội về chủ đề này còn hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu tổng quát về phong trào xã hội ở Việt Nam từ trước đến nay. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số quan điểm nghiên cứu về phong trào xã hội trong một số công trình đã xuất bản trên thế giới, qua đó nhìn lại tình hình nghiên cứu về phong trào xã hội trong lịch sử Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-14
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI