DI TÍCH ĐẤT ĐẮP DẠNG TRÒN Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC: QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ NHỮNG NHẬN THỨC MỚI

  • Bùi Chí Hoàng
  • Nguyễn Khánh Trung Kiên

Tóm tắt

Cho đến nay các nhà khảo cổ học đã phát hiện 46 di tích đất đắp dạng tròn, được phân bố thành nhiều cụm trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Đã có 18 di tích được đào thám sát với tổng diện tích 326m2 góp phần nhận diện không gian phân bố, chức năng của các di tích và các quan hệ văn hóa của cư dân cổ nơi đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công trình này là những khu vực cư trú - phòng thủ của cư dân cổ. Khu vực sinh sống của họ chủ yếu ven con hào bên trong bờ tường. Cấu trúc tường và hào của di tích nhằm bảo đảm chức năng phòng thủ cho khu vực cư trú bên trong. Các di tích này thể hiện trình độ, năng lực quản lý và vận hành một lực lượng lao động đông đảo của cư dân cổ trong quá trình tạo lập không gian sống của mình. Di tích đất đắp dạng tròn có mối quan hệ mang tính cội nguồn và đồng đại với nhóm di tích ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-14
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC