HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HẢI TẶC TRÊN BIỂN NAM BỘ CỦA NHÀ NGUYỄN TRONG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

  • Lưu Hồng Sơn

Tóm tắt

Thế kỷ XIX, hải tặc là một vấn nạn lớn đối với quốc gia ven biển như Việt Nam. Hải tặc phía nam thường hoạt động mạnh ở các vùng Côn Lôn, Phú Quốc, Hà Tiên, Cần Giờ. Nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều biện pháp phòng chống hải tặc, nhất là thời Minh Mạng và Tự Đức, như xây đồn đặt pháo, sắm tàu thuyền tuần tiễu, luyện tập thủy quân, quản lý chặt chẽ ghe thuyền, có chế độ tử tuất, thưởng phạt rõ ràng, liên kết quan quân và dân chúng,… Hoạt động phòng chống hải tặc của nhà Nguyễn đã bảo vệ vững chắc biển, đảo ở vùng đất mới phía Nam Việt Nam.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-14
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC