KHU DI TÍCH NHƠN THÀNH TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA ÓC EO Ở MIỀN TÂY NAM BỘ

  • Bùi Chí Hoàng

Tóm tắt

Văn hóa Óc Eo được phát hiện năm 1944 bởi L. Malleret và các học giả người Pháp, có không gian phân bố trên vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, tồn tại trong khoảng thế kỷ I đến thế kỷ VII sau Công nguyên. Văn hóa Óc Eo là một chỉnh thể văn hóa thống nhất được cấu thành từ nhiều tiểu vùng văn hóa có vị trí, vai trò khác nhau, trong không gian phân bố rộng lớn. Nhơn Thành là một khu di tích nằm trong vùng trũng Ô Môn - Phụng Hiệp – một tiểu vùng thuộc phía tây sông Hậu (thành phố Cần Thơ). Di tích này đã từng được phát hiện và nghiên cứu sơ bộ từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Đến đầu thế kỷ XXI, di tích này tiếp tục được quan tâm, nghiên cứu, đặc biệt tập trung trong chương trình: Điều tra, thám sát và khai quật khu di tích khảo cổ học Nhơn Thành (2011 - 2013). Kết quả nghiên cứu của đề tài trên sẽ là những tư liệu quan trọng để giới nghiên cứu nhận thức đầy đủ hơn về một tiểu vùng văn hóa trong tổng thể không gian văn hóa Óc Eo ởmiền Tây Nam Bộ.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-14
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC