SO SÁNH HIỆN TƯỢNG HOÁN ĐỔI VỊ TRÍ CỦA “HÌNH” VÀ “NỀN” TRONG CÂU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

  • Trương Thùy Hương

Tóm tắt

Hiện thực khách quan chỉ có một nhưng nhận thức còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố tâm lý rất quan trọng. Từ chỗ nhận thức khác nhau, chúng ta sẽ có cách diễn đạt khác nhau. Tâm lý học gọi đó là “hình” và “nền” còn các nhà ngôn ngữ học xem đó là hiện tượng nghịch đảo hoặc chệch chuẩn. Xét về đặc trưng, ngôn ngữ nào cũng có đặc điểm này nhưng mức độ xuất hiện thì không giống nhau. Với tư cách là một ngôn ngữ đơn tiết, đa thanh, và ngữ pháp thì phụ thuộc vào trật tựcủa từ, hiện tượng này trong tiếng Việt xuất hiện rất nhiều; và trong các tác phẩm văn chương, nó xuất hiện với một tần số dày đặc, tạo ra hiệu quả xúc cảm nghệ thuật văn chương.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-14
Chuyên mục
VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC