HAI KHUYNH HƯỚNG PHÂN TÍCH BIỂU TƯỢNG TRONG NHÂN HỌC

  • Trần Khánh Hưng

Tóm tắt

Tiếp cận biểu tượng là khuynh hướng phân tích nổi bật của nhân học giai đoạn nửa sau thế kỷ XX. Thông qua việc trình bày khái lược công trình của các tác giả tiêu biểu cho lối tiếp cận này, bài viết so sánh hai hướng phân tích biểu tượng chủ đạo trong nhân học là diễn giải và cấu trúc chức năng. Theo đó, sự khác nhau cơ bản của hai hướng phân tích này là: trong khi hướng diễn giải phân tích trên cấp độ cá nhân và chủ trương thông hiểu ý nghĩa biểu tượng – vốn được xem là phương tiện biểu hiện và trao truyền văn hóa, thì hướng tiếp cận cấu trúc chức năng nhấn mạnh đến cấu trúc xã hội và xem biểu tượng như là cơ chế vận hành và duy trì xã hội.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-13
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC