NGHỀ KINH DOANH PHẾ LIỆU TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI SÀI GÒN-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI MÔI TRƯỜNG

  • Lư Nguyễn Xuân Vũ

Tóm tắt

Việc thu lượm và buôn bán phế liệu đã được các thành phần cư dân, nhất là người Hoa chú ý đến ngay trong giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa tại Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc. Đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, từ nghề kinh doanh phế liệu, một số người tại thành phố đã trở nên giàu có. Hiện nay, TPHCM thu hút ngày càng đông đảo lao động nhập cư từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có nhiều người mưu sinh bằng nghề bán buôn phế liệu... Nhìn chung, nghề kinh doanh phế liệu tại TPHCM cũng đã mang lại thu nhập đáng kể bảo đảm đời sống gia đình của những người làm nghề này và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường từ rác thải phế liệu. Các loại phế liệu được tái chế, sử dụng lại như giấy, thủy tinh, kim loạiL cũng góp phần làm giảm nhẹ việc khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-13
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC