CƠ SỞ KINH TẾ-XÃ HỘI CHO CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 1288

  • Nguyễn Thị Phương Chi

Tóm tắt

Trong thế kỷ XIII-XIV, nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp. Chính sách trọng nông của nhà Trần thể hiện ở việc khuyến khích khai hoang lập điền trang, quan tâm chăm lo đến công việc trị thủy, thủy lợi, nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công cuộc khai hoang. Bên cạnh đó, nhà Trần còn chú trọng phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp và thực thi nhiều chính sách quan tâm đến đời sống nhân dân, tạo nên sự đoàn kết toàn dân. Đó chính là nền tảng quan trọng để Đại Việt đạt được những thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta: ba lần chiến thắng oanh liệt quân xâm lược Mông-Nguyên vào các năm 1258, 1285, 1287-1288, trong đó có chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-13
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC