Nho giáo Việt Nam nhìn từ góc độ tiếp biến văn hóa

  • Nguyễn Tài Đông

Tóm tắt

Từ đời Lý, Trần, đặc biệt từ đời Lê Sơ về sau thì Nho giáo đã chuyển biến từ hệ tư tưởng ngoại lai trở thành Nho giáo Việt Nam, không chỉ là một trong những hệ tư tưởng chủ đạo của Việt Nam trong lịch sử mà còn là thành tố của văn hóa Việt Nam. Để phục vụ cho những mục đích thiết thực của xã hội Việt Nam, Nho giáo đã cải biến để trở thành một học thuyết Việt có tính tương đối độc lập so với Nho giáo tại các nước khác. Đa phần các nhà nho Việt Nam chú trọng tới hai yếu tố chính trị và đạo đức, mà chủ yếu là yếu tố chính trị trong hệ thống Nho giáo. Các vấn đề thuộc đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa... đều có thể được quy về một tiêu chí chung là ý thức hệ chính thống. Giản lược hóa và tái cấu trúc Nho giáo để biến nó thành công cụ lý tính, nhìn một mặt có vẻ như là hạ thấp giá trị của Nho giáo, song mặt khác thì đây cũng là điều kiện để các nhà nho Việt Nam tránh khỏi kinh viện, tránh thoát ly thực tế, góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội hơn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-09-23
Chuyên mục
TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC