Chế Lan Viên bàn về thơ mới giữa đương thời phong trào Thơ mới

  • Nguyễn Hữu Sơn

Tóm tắt

Giới thiệu khái quát nội dung bài tựa của chính Chế Lan Viên cho tập thơ Điêu tàn (1936). Bàn về Điêu tàn, cả Trương Tửu trong tư cách nhà phê bình-người góp ý và Chế Lan Viên trong tư cách tác giả-người trao đổi lại đều có sự hợp lý và cực đoan riêng. Trương Tửu xác định thơ Chế Lan Viên dường như là sự bù đắp cho dòng chảy bề nổi dương tính "cái sống rộng rãi và mãnh liệt" và triệt để đắm chìm trong cõi âm hư ảo, đẩy đến tận cùng mọi niềm chiêm cảm và ám gợi một điều gì ma mị, đồng thời tỉnh táo gián cách và cố gắng chỉ ra cái "sở đoản" trong thi mạch sở trường của thơ Chế và trực diện phản bác cỗi rễ quan niệm và tâm thế nghệ thuật Điêu Tàn của tác giả Điêu tàn. Trong khi đó Chế Lan Viên cho rằng Trương Tửu tự mâu thuẫn, không hiểu hết Điêu tàn và đòi hỏi phải gia tăng tính "tranh đấu", "có ích cho xã hội"... Có thể thấy giữa đương thời phong trào Thơ mới, Chế Lan Viên đã bộc lộ rõ năng khiếu phê bình sắc sảo, giàu cá tính. Ông đã viết tựa cho tập thơ của chính mình, biện luận và luận chiến không khoan nhượng với nhà phê bình để bảo vệ quan niệm nghệ thuật riêng, đồng thời mở rộng sự bình phẩm, ngợi ca tài năng những người cùng thời.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-09-17
Chuyên mục
VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC