Kinh tế-chính trị về đình công: Nghiên cứu trường hợp bốn doanh nghiệp may mặc Hàn Quốc ở tỉnh Bình Dương

  • Suhong Chae

Tóm tắt

Nghiên cứu tập trung vào các điều kiện kinh tế vĩ mô và các qui định về thể chế tại cấp Trung ương nhằm trả lời những câu hỏi sau đây. Thứ nhất, tại sao người lao động chọn sử dụng biện pháp đình công mặc dù họ nhận thức rõ rằng với một mâu thuẫn như vậy, các điều kiện lao động và lương của họ chỉ có thể cải thiện ở mức tương đương với người lao động tại các doanh nghiệp liền kề khác. Thứ hai, với lý do tương tự, tại sao các doanh nghiệp vẫn chưa thể thích ứng trước với việc đình công?

Qua nghiên cứu điển hình bốn doanh nghiệp may mặc tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam, bài viết cho đình công là một kết quả của cấu trúc, quá trình chính trị cụ thể trong mỗi doanh nghiệp, giống như là kết quả của các điều kiện kinh tế của mỗi bên tranh chấp lao động. Vì vậy, nghiên cứu chỉ ra rằng biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để giảm thiểu việc đình công là nhanh chóng nội địa hóa các doanh nghiệp nước ngoài, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của nhóm trung gian trong các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay trong tương lai gần khi mà chính sách bình ổn kinh tế và tăng cường vai trò của các tổ chức công đoàn chưa có định hướng rõ ràng thì việc cơ cấu một cách có hiệu quả hơn quá trình chính trị trong các doanh nghiệp nước ngoài có thể trở thành biện pháp tốt nhất để giảm thiểu vấn đề này ở Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-02-26
Chuyên mục
KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC - GIÁO DỤC HỌC