Ứng dụng phương pháp điện di mao quản trong kiểm soát chất lượng thực phẩm bổ sung amino axit mạch nhánh.

  • Nguyễn Thanh Đàm, Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Mạnh Huy, Dương Hồng Anh, Phạm Hùng Việt

Tóm tắt

Các amino axit mạch nhánh (BCAA) gồm L-valine (Val), L-leucine (Leu) và L-isoleucine (Ile) là những amino axit thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp nên thường được bổ sung trong các loại thực phẩm dùng cho vận động viên, người tập thể hình. Nghiên cứu này trình bày việc ứng dụng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc (CE-C4D) kết hợp với thiết kế thí nghiệm theo phương pháp mặt mục tiêu sử dụng mô hình lặp tâm (RSM-CCD) nhằm tối ưu hóa quy trình phân tích các BCAA trong thực phẩm bổ sung. Các điều kiện tối ưu được xác định bao gồm dung dịch điện ly nền (BGE) là dung dịch axit citric 1,11M, bổ sung polyethylene glycol (PEG) 2,32%, điện thế tách -16,9 kV và thời gian bơm mẫu 45 giây. Quá trình thẩm định quy trình được thực hiện thông qua việc xác định một loạt các thông số về giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ), hệ số tương quan đường chuẩn (R2), độ đúng và độ chụm. Quy trình sau đó đã được áp dụng để phân tích 4 mẫu thật, kết quả cho thấy sự phù hợp tương đối tốt giữa hàm lượng BCAA đo được bằng CE-C4D với thông tin đưa ra từ nhà sản xuất.Từ khóa: amino axit mạch nhánh, dinh dưỡng thể chất, điện di mao quản, kế hoạch hóa thực nghiệm.Chỉ số phân loại: 2.4
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-06-04
Chuyên mục
Bài viết