ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN TỶ LỆ THỤ THAI CỦA TRÂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỤ TINH NHÂN TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA TRÂU LAI.

  • NGUYỄN HỮU TRÀ
  • HÀN QUỐC VƯƠNG
  • ĐINH VĂN CẢI
  • NGUYỄN VĂN ĐẠI
  • NGUYỄN HUY HUÂN
  • NGUYỄN ĐỨC CHUYÊN
  • TẠ VĂN CẦN

Tóm tắt

              Thí nghiệm tiến hành phối giống thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho 146 trâu cái động dục tự nhiên bằng tinh cọng rạ trâu Murrah ở các thời điểm động dục khác nhau và sử dụng phương pháp phối đơn, phối kép. Kết quả cho thấy, thời điểm dẫn tinh trâu thích hợp từ > 18-24 giờ sau khi phát hiện động dục và cho tỷ lệ thụ thai cao (52,17%). Dẫn tinh kép (một liều sau khi phát hiện động dục >18-24 giờ và một liều cách liều dẫn đầu 6-9 giờ) cho tỷ lệ thụ thai cao nhất (63,33%). Trâu cái có tỷ lệ thụ thai khi TTNT bằng tinh cọng rạ cao nhất ở giai đoạn <5-8 tuổi. Nghé đực và cái F1 (đực Murrah x cái nội) có khối lượng sơ sinh đạt 29,50 và 28,67 kg, đến 12 tháng tuổi đạt khối lượng 186,45 và 181,23 kg. Nghé đực và cái F1 có chỉ số to mình là 133,93 và 135,45, tròn mình là 111,22 và 117,25. Dựa trên các chỉ số cho thấy, trâu lai F1 có hướng cho thịt.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-01
Chuyên mục
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP