ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI MAO QUẢN NHẰM THEO DÕI SỰ GIA TĂNG HÀM LƯỢNG CỦA MỘT SỐ AXIT HỮU CƠ MẠCH NGẮN TRONG BIODIESEL THEO THỜI GIAN.

  • NGUYỄN VĂN QUÂN
  • DƯƠNG HỒNG ANH
  • NGUYỄN THÚY NGỌC
  • PHẠM HÙNG VIỆT
  • PHAN THỊ KIM TRANG

Tóm tắt

                    Điện di mao quản (CE) kết hợp với cảm biến đo độ dẫn không tiếp xúc (C4D) l một kỹ thuật phân tích đơn giản về mặt thiết bị, tiết kiệm về chi phí hóa chất tiêu hao, có khả năng xác định định tính và định lượng đồng thời một số ion trong các nền mẫu lỏng. Bài báo mô tả việc sử dụng hệ CE-C4D như một công cụ phát hiện các axit hữu cơ mạch ngắn (axit formic, axetic, propionic) ở dạng anion tương ứng để theo dõi sự thay đổi hàm lượng các axit nêu trên trong biodiesel theo thời gian bảo quản nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chất lượng biodiesel. Mẫu được xử lý bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng, dịch chiết được phân tích trên hệ CE-C4D, sử dụng dung dịch điện di nền (BGE) bao gồm 10mM L-histidin (His)/axit 2-(N-mopholino)etansunfonic, pH 5,6 bổ sung cetyltrimetylamoni bromua (CTAB) 0,02 mM. Mẫu biodiesel sản xuất từ dầu trẩu không được bổ sung chất chống oxy hóa và được bảo quản ở điều kiện thường. Kết quả cho thấy, sau 20 ngày, hàm lượng axit formic, axetic và propionic trong biodiesel gia tăng trong các khoảng 6,86-33,2 mg/kg, 7,99-16,0 mg/kg và 1,53-5,77 mg/kg tương ứng, làm tăng chỉ số axit của biodiesel từ 0,0169 đến 0,0597 mg KOH/g.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-08-15
Chuyên mục
KHOA HỌC TỰ NHIÊN