ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGẬP LỤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

  • TRẦN HỒNG THÁI
  • LƯƠNG HỮU DŨNG

Tóm tắt

       Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất phì nhiêu với sông nước, kênh rạch chằng chịt chứa đựng nhiều tiềm năng cho sự phát triển kinh tế cả về nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái. Là vùng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam (đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng thủy sản của cả nước), bao gồm phần đất thuộc 13 tỉnh/thành phố: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Cần Thơ với diện tích tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, dân số khoảng 18 triệu người [1]. Ở ĐBSCL, hàng năm trong mùa lũ, lũ lụt làm ngập khoảng 1,9 triệu ha [2, 3], thường kéo dài 3-5 tháng, gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của cư dân và sự phát triển kinh tế - xã hội. Nắm được diễn biến ngập lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) là hữu ích và cần thiết phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước, phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng. Bài báo trình bày kết quả tính toán, đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến ngập lụt ở ĐBSCL.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-05-09
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI