ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẬN DIỆN CÁ THỂ NGƯỜI PHỤC VỤ CÔNG TÁC AN NINH.

  • PHẠM CÔNG HOẠT
  • NGUYỄN VĂN LIỄU

Tóm tắt

                   Ngày 22.7.2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4.3.2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chương trình hành động của Chính phủ chỉ rõ mục tiêu đến 2010: “Tạo ra, tiếp nhận và làm chủ được các công nghệ sinh học chủ yếu; triển khai ứng dụng mạnh mẽ, rộng khắp và có hiệu quả các công nghệ này vào lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, y tế, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và an ninh, quốc phòng”. Như vậy, an ninh quốc phòng là một trong những lĩnh vực được Đảng và Nhà nước quan tâm mà công nghệ sinh học cần phải hướng đến. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất cần đạt được là làm thế nào quản lý được các đối tượng hình sự một cách hệ thống, truy cập nhanh và phát hiện chính xác các nạn nhân trong các vụ hoả hoạn, nổ... Trong 10 năm qua, đã có nhiều sản phẩm, thiết bị là kết quả của các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước phục vụ đắc lực cho công tác an ninh, như: KIT phát hiện nhanh ma tuý, que chẩn đoán nhanh vi khuẩn nhiệt thán, xác định gen cá thể người..., đặc biệt, công nghệ xác định gen cá thể người đang được áp dụng để trả lại tên cho các liệt sỹ vô danh, xác định danh tính cá thể trong các vụ tai nạn do cháy nổ… Trong bài viết này, các tác giả đề cập đến việc ứng dụng công nghệ sinh học nhận diện cá thể người phục vụ công tác an ninh.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-05-03
Chuyên mục
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI