KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM: VAI TRÒ VÀ NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT.

  • NGUYỄN XUÂN THẮNG

Tóm tắt

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, chính là bắt đầu từ khoa học xã hội (KHXH) mà đất nước đã chuyển đổi thành công từ cơ chế hành chính tập trung - bao cấp sang cơ chế thị trường và thị trường đã được nhìn nhận như một nhân tố mang tính cấu trúc bên trong nền kinh tế để xây dựng CNXH; từ một xã hội chỉ hội nhập kinh tế chuyển sang hội nhập quốc tế ngày càng đầy đủ, tích cực và chủ động; từ nghi ngại, kỳ thị với toàn cầu hóa, coi toàn cầu hóa chỉ là một thứ vũ khí của kẻ thù đến chấp nhận toàn cầu hóa như một thời cơ bên cạnh những thách thức, theo đó, hội nhập quốc tế là phương thức để phát triển, và trên hết, là thực hiện sự chuyển đổi từ một phương thức phát triển khép kín, rập khuôn và kém hiệu quả sang một phương thức phát triển mở, mới, năng động, tích cực và hiệu quả cao... Nhìn từ góc độ này, có thể khẳng định rằng, KHXH đang ngày càng được đánh giá đúng mức, có vai trò to lớn, mang ý nghĩa quyết định trong việc chuyển cả một xã hội sang những bước ngoặt phát triển có tính lịch sử...

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-03-20
Chuyên mục
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI