NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH HỖN HỢP PHÈN KEO TỤ TỪ QUẶNG ĐUÔI BAUXITE TẠI MỎ BẢO LỘC, LÂM ĐỒNG

  • Trần Thị Ngọc Mai
  • Trần Thị Thúy Nhàn
  • Nguyễn Thị Thủy

Tóm tắt

Nghiên cứu tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu suất chiết tách hỗn hợp phèn keo tụ từ quặng đuôi bauxite tại mỏ bauxite Bảo Lộc, Lâm Đồng. Axit H2SO4 98% được sử dụng để chiết tách hỗn hợp Fe2(SO4)3 và Al2(SO4)3 từ quặng đuôi, phần cặn không tan trong axit được thải bỏ không gây hại cho môi trường. Phương pháp đáp ứng bề mặt được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu suất chiết tách gồm nhiệt độ, thời gian phản ứng và tỷ lệ axit. Phần mềm Design Expert 11 được sử dụng để thiết kế thí nghiệm và tính toán mô hình hồi quy. Kết quả đã xây dựng được mô hình tương thích với các số liệu thực nghiệm và có hệ số tương quan R2 đạt 0,99. Điều kiện thích hợp được xác định là tại nhiệt độ phản ứng 130 ℃, thời gian phản ứng là 2,8 giờ, tỉ lệ axit là 1,2 L axit/kg quặng đuôi, tại đó hiệu suất tách phèn sắt đạt 85,3%, hiệu suất tách phèn nhôm đạt 81,3%. Sản phẩm được thử nghiệm khả năng keo tụ - tạo bông trên một số loại nước thải cho thấy hiệu quả tương đương với các loại phèn thương mại. Như vậy, việc xử lý tận dụng quặng đuôi bauxite không chỉ đem lại ý nghĩa về mặt môi trường là giảm đáng kể thể tích bã thải, hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường mà còn đem lại hiệu quả kinh tế là tận thu nguồn tài nguyên này để ứng dụng keo tụ xử lý nước thải.

Từ khóa: Bauxite, keo tụ, phèn, quặng đuôi, tối ưu hóa.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-10-10
Chuyên mục
Bài viết