Tự do hợp đồng – từ bàn tay vô hình đến chủ nghĩa can thiệp

  • Hoàng Vĩnh Long
  • Dương Anh Sơn

Abstract

Trào lưu nghiên cứu các vấn đề của xã hội bằng cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực ngày càng thịnh hành và dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau. Trường phái kinh tế - luật, còn được gọi là kinh tế học pháp luật, nghiên cứu pháp luật bằng những tri thức, phương pháp của kinh tế học được hình thành trong trào lưu đó. Kinh tế học pháp luật được biết đến trên thế giới từ lâu qua các tác phẩm của Adam Smith, Karl Marx, tuy nhiên chỉ thực sự được quan tâm nghiên cứu từ giữa thế kỷ XX gắn với các tên tuổi như Ronald Coase, Gary S. Becker, Richard Posner và nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của nhiều nhà nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh quay lại của trường phái kinh tế học thể chế. Trong khoa học pháp lý Việt Nam, việc nghiên cứu pháp luật từ góc độ kinh tế được một số người quan tâm trong thời gian gần đây. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi bước đầu sử dụng một số tri thức, lý thuyết kinh tế trong việc phân tích sự thay đổi và phát triển của tự do hợp đồng trong bối cảnh sự thay đổi của nền kinh tế từ lý thuyết bàn tay vô hình đến trào lưu nhấn mạnh tới sự can thiệp của chính phủ.

điểm /   đánh giá
Published
2013-06-27
Section
For Businessmen