BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỰC HÀNH ÂM NHẠC CHO GIÁO VIÊN MẦM NON

  • Chế Long Mỹ

Tóm tắt

Giáo dục âm nhạc là một trong những nội dung quan trọng nhằm phát triển thẩm mỹ trong giáo dục mầm non hiện hành. Tại các trường mầm non, các hoạt động âm nhạc như dạy hát, dạy nghe nhạc, dạy vận động theo nhạc, tổ chức chương trình âm nhạc...do chính cô giáo mầm non thực hiện. 

Tuy nhiên, chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng trang bị kiến thức âm nhạc và các kỹ năng thực hành hết sức khiêm tốn. Chỉ có hai học phần bắt buộc là Nhạc cơ sở và Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, học phần Nhạc cơ sở dành khoảng 15 tiết để thực hành các bài hát mầm non, học phần Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non không đề cập đến các năng lực thực hành âm nhạc.

Ngoài ra, có hai học phần tự chọn là Kỹ năng hát múa và Hát dân ca cũng được trang bị nhưng thời lượng không nhiều, số lượng sinh viên đông nên hiệu quả không cao. Có hai học phần quan trọng để rèn luyện năng lực thực hành âm nhạc cho sinh viên mầm non đó là Dàn dựng chương trình văn nghệ ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non và học phần Nhạc cụ organ nhưng không được trang bị.

Như vậy, năng lực thực hành âm nhạc của giáo viên mầm non được trang bị chủ yếu là ca hát. Các năng lực khác như sử dụng nhạc cụ, tổ chức và dàn dựng các chương trình văn nghệ tại trường mầm non hoàn toàn không được trang bị.

Từ thực tế trên, chúng tôi đề ra các biện pháp tăng cường năng lực thực hành âm nhạc cho giáo viên mầm non như sau: 1) Rà soát và điều chỉnh chương trình đào tạo, bổ sung các học phần rèn luyện về năng lực thực hành âm nhạc và giảm một số nội dung lý luận âm nhạc hàn lâm; 2) Tăng cường năng lực thực hành âm nhạc thông qua các nội dung dạy học liên quan đến các năng lực ca hát, năng lực sử dụng nhạc cụ, năng lực tổ chức dàn dựng chương trình văn nghệ...    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-12-06