GIẤC MỘNG HỒI HƯƠNG CỦA NGUYỄN DU TRONG THƠ CHỮ HÁN (*)

  • Nguyễn Thị Bích Hà

Tóm tắt

Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du ta dễ dàng nhận ra đây là những vần thơ tột cùng cô đơn, chan chứa nỗi buồn. Buồn cho thế sự, cho thời đại và hơn hết đó là nỗi buồn của một người luôn trọn nghĩa tình với quê hương lại phải sống những tháng ngày lưu lạc, vô định, luôn khát khao hồi cố hương. Nhưng càng khát khao thì sóng gió cuộc đời càng vỗ mạnh khiến những mộng ước trở thành những mâu thuẫn giằng xé, trăn trở, lo âu, buồn chán, tủi hận, cái tôi càng khép mình lặng lẽ giữa cuộc đời. Sâu xa hơn, nỗi buồn thương lưu lạc và khao khát hồi hương ấy đã khái quát bản chất xã hội phong kiến đương thời, khẳng định một nhân cách thanh cao, son sắt, trọn tình với quê hương, đất nước, mang đậm những nét tính cách của người Phương Đông. Và những vần thơ mang nỗi niềm ấy là khởi đầu của những đợt sóng đầu tiên đưa con người cá nhân đến với Văn học trung đại Việt Nam.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-12-06