“THIÊN SỨ” CỦA PHẠM THỊ HOÀI NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI HÓA

  • Trần Thị Thanh Huyền

Tóm tắt

Chịu ảnh hưởng của tư duy văn học Phương Tây hiện đại, một số nhà văn Việt Nam thời kì sau 1975 đã dùng  huyền thoại hoá như một phương thức sáng tạo để tạo ra một lối văn mới lạ, độc đáo, tiến dần đến quỹ đạo của văn học hiện đại thế giới. Giữa dòng chung sôi động của văn học Việt Nam sau 1975, Phạm Thị Hoài xuất hiện như một hiện tượng lạ lẫm và độc đáo. Lạ từ quan điểm văn chương (văn chương như một trò chơi vô tăm tích) đến những sáng tác đầy ấn tượng của chị. Đặc biệt, ở Phạm Thị Hoài, phương thức sáng tác này được sử dụng gần như ở hầu hết các tác phẩm. Hầu như toàn bộ sáng tác của chị đều được viết bằng cảm hứng Carnaval hoá, đẩy đến tận cùng của nghệ thuật Grotex, cảm nhận và thể hiện cuộc sống ở “thế giới lộn trái”, “cuộc đời lộn ngược”. Văn chương Phạm Thị Hoài mới trên nhiều bình diện. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ nghiên cứu phương thức huyền thoại hoá trong tiểu thuyết “Thiên sứ”, một sáng tác tiêu biểu cho tài năng và phong cách của chị.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-17