Đánh giá bao phủ dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh cho phụ nữ dân tộc thiểu số bằng biểu đồ CBM tại một số trạm y tế xã miền núi tỉnh Thái Nguyên

  • Phạm Hồng Hải

Tóm tắt

         Nghiên cứu nhằm mô tả và đánh giá bao phủ dịch vụ chăm sóc trước trong và sau sinh cho phụ nữ dân tộc thiểu số bằng biểu đồ CBM, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng nhằm tìm giải pháp tại các trạm y tế xã miền núi tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, đánh giá bằng CBM, phân tích (X2, p, OR). Kết quả và bàn luận: Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai trước sinh không đồng đều và còn nhiều bất cập. Nút cổ chai là tỷ lệ sử dụng đủ (45,9%).Tỷ lệ hộ gia đình sinh con thứ 3 là 12%. Mất cân bằng giới tính khi sinh: tỷ số giới tính khi sinh 154/100. Không có bà mẹ mang thai nào được sàng lọc trước sinh và không có trẻ sơ sinh nào được sàng lọc. Nút cổ chai của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai, trong và sau sinh là sử dụng đủ (18,9%). Có mối liên quan giữa điều kiện kinh tế (p < 0,05; ỎR = 2,2), người dân tộc thiểu số (p < 0,05; OR = 2,12), kiến thức về các BPTT (p < 0,05; OR = 0,4), quan điểm phải có con trai nối dõi tông đường (p < 0,05; OR = 2,78), hành vi không áp dụng BPTT (p < 0,05; OR = 2,59), quan điểm đông con nhiều phúc, lắm con nhiều của (với p < 0,05; OR = 2,59) với việc sinh con thứ ba trở lên. CBM cho thấy vẫn hiệu quả khi nhận định nhanh xu hướng của một số dịch vụ tại tuyến xã, biểu đồ cho thấy nút cổ chai của vấn đề, hệ luỵ liên quan là tỉ số mất cân bằng giới tính khi sinh và tỉ lệ sinh con thứ ba cao. Kết luận và khuyến nghị: Tiếp tục sử dụng biểu đồ CBM cho đánh giá một số dịch vụ tại TYT xã.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-05-10
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU