Đánh giá mức độ an toàn sinh học của cụm chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam

  • Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
  • Nguyễn Anh Phong
  • Nguyễn Ngọc Quế
  • Nguyễn Tâm Ninh
  • Phạm Thị Minh Hiền
  • Vũ Thị Lan

Tóm tắt

Hơn một thập kỷ vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hết mình để đối phó với dịch cúm gia cầm (HPAI) và các bệnh dịch mới nổi (EID). Chính sách của Chính phủ nhằm phát triển chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn thông qua thành lập các cụm chăn nuôi gia cầm (PPC) được đưa ra với mục tiêu hạn chế lây lan bẹnh dịch nhưng chính sách này gây nhiều tranh cãi về các tác động đối với các mặt đời sống của người chăn nuôi. Trong bối cảnh đó, nhận được tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC, Canada), Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP) thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá các cụm sản xuất gia cầm tập trung trên nhiều phương diện, bao gồm kinh tế, xã hội, sức khỏe con người, tác động đến môi trường và kiểm soát dịch bệnh mới nổi. Bài báo trình bày một trong số những nội dung chính của nghiên cứu là đánh giá mức độ an toàn sinh học (ATSH) của cụm sản xuất gia cầm tập trung sử dụng phương pháp chấm điểm của Les Sim từ IDRC dựa trên định nghĩa của FAO về ATSH. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mức độ ATSH tổng thể trong PPC tốt hơn so với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư (p<0,05) nhưng hộ chăn nuôi trong PPC còn thua kém hộ bên ngoài ở nhiều chỉ tiêu quan trọng. Điều này đặt ra yêu cầu có các chính sách đầu tư và hỗ trợ hợp lý từ phía Chính phủ để nâng cao mức độ ATSH của chăn nuôi gia cầm trong cụm tập trung.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-01-26
Chuyên mục
Bia