Hiệu quả bổ sung kẽm trên trẻ từ 2-5 tuổi tại khoa hô hấp và tiêu hóa Bệnh viện Nhi Thái Bình

  • Giang Công Vĩnh
  • Phạm Vân Thúy
  • Phạm Ngọc Khái

Tóm tắt

Kẽm có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể, làm tăng hấp thu, tổng hợp protein, tăng cảm giác ngon miệng, tác động lên hormon tăng trưởng. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng trên 182 bệnh nhi nhằm đánh giá kết quả bổ sung 20 mg kẽm/ngày cho trẻ em sau 5 ngày điều trị tại khoa Hô hấp, Tiêu hóa bệnh viện Nhi Thái Bình (Nhóm-NC) so với Nhóm-C không được bổ sung kẽm. Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhi mắc tiêu chảy cấp (TCC) cao hơn (43,9%) có ý nghĩa thống kê (YNTK)so với nhóm mắc viêm phổi (VP) nặng (27,2%), p<0,05. Tỷ lệ thiếu kẽm của bệnh nhi ở Nhóm-NC sau can thiệp là 63,5% ở khoa Hô hấp và 90,2% ở khoa Tiêu hóa so với trước can thiệp tương ứng là 76,9% và 94,1%, có YNTK với p<0,05. Tại khoa Hô hấp, thời gian điều trị trung bình của bệnh nhi Nhóm-C là 8,4 ± 2,2 cao hơn Nhóm-NC là 8,3 ± 1,9, không có YNTK (p>0,05). Tại khoa Tiêu hóa, thời gian điều trị trung bình của bệnh nhi Nhóm-NC là 5,9 ± 2,7 thấp hơn Nhóm-C (7,2 ± 2,6), có YNTK với p<0,05. Hàm lượng kẽm huyết thanh sau can thiệp ở Nhóm-NC cao hơn có YNTK so với Nhóm-C, với p<0,05 (khoa Hô hấp), p<0,01 (khoa Tiêu hóa). Tỷ lệ thiếu kẽm của bệnh nhi ở Nhóm-NC sau can thiệp giảm 13,4% ở khoa Hô hấp và 2,5% ở khoa Tiêu hóa. Bổ sung kẽm giảm có YNTK thời gian điều trị ở bệnh nhi TCC và bệnh nhi VP. Do vậy, bổ sung kẽm phối hợp hướng dẫn dinh dưỡng cho trẻ em mắc VP nặng và TCC có mất nước là biện pháp hiệu quả hỗ trợ điều trị.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-09-29
Chuyên mục
Bia