Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2019

  • Lê Hưng
  • Ngô Thị Hà
  • Nguyễn Hải Phương
  • Vũ Thị Minh Thảo
  • Vũ Thị Hoàng Lan

Tóm tắt

Văn hóa an toàn người bệnh (VHATNB) là một biện pháp quan trọng trong việc đánh giá chất lượng chăm sóc sức khỏe. Ngày càng có nhiều sự thừa nhận về nhu cầu thiết lập văn hóa bệnh viện tập trung vào sự an toàn của người bệnh. Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đống Đa luôn muốn xây dựng một bệnh viện lấy người bệnh làm trung tâm, nên việc thực hiện nghiên cứu về “Văn hóa an toàn người bệnh” tại bệnh viện là thực sự cần thiết.

Mục tiêu: Mô tả thực trạng VHATNB của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2019. 

Đối tượng nghiên cứu: 273 nhân viên y tế (NVYT) bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, dược sĩ, hộ lý đang công tác ở các khoa lâm sàng và cận lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, tối thiểu làm việc tại Bệnh viện từ 6 tháng trở lên tại thời điểm nghiên cứu. 

Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng tích cực văn hóa an toàn người bệnh của NVYT theo nghiên cứu là 74%, tỷ lệ phần trăm về đáp ứng tích cực theo 12 khía cạnh có tỷ lệ đáp ứng tích cực cao nhất là “làm việc theo ê kíp trong khoa phòng” chiếm 91,6% và thấp nhất là “tần suất ghi nhận sự cố” chiếm 65,9%. 

Kết luận và khuyến nghị: Để thực hiện tốt VHATNB, cần có giải pháp đồng bộ từ việc cải tạo cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị làm sao môi trường làm việc đảm bảo an toàn, tiện nghi thuận tiện cho NVYT đến việc tiếp tục tổ chức đào tạo tập huấn chuyên môn, giao tiếp để NVYT nâng cao nhận thức trong việc thực hiện đảm bảo ATNB. Ngoài ra việc chuẩn hóa, xây dựng các quy trình, quy định và giám sát tuân thủ quy trình, quy định cần tiếp tục đẩy mạnh để hạn chế nhất các sai sót có thể xảy ra.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-09-20
Chuyên mục
Bài viết